Phụ nữ Mông Đỏ xem văn nghệ “cây nhà lá vườn” - Ảnh: TRẦN THẾ DŨNG
Đây là ngày hội vô cùng độc đáo, diễn ra bên sông do chính người dân trong thôn bản tự đứng ra đảm nhiệm tổ chức. Dù nơi sơn cùng thủy tận này trải qua nhiều biến động của thời gian song ngày hội vẫn được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Nhộn nhịp trên bến, dưới thuyền
Ngày hội xuân cũng là thời điểm chấm dứt ăn tết, người dân xung quanh trở lại cuộc sống bình thường nên chợ phiên bến Huổi Lóng, xã Huổi Só bắt đầu nhóm họp vào ngày Thìn hay ngày Tuất theo chu kỳ, không tổ chức cố định vào chủ nhật hay thứ tư trong tuần như các địa phương khác ở Tây Bắc.
Khách du xuân đi đường bộ muốn đến đây sẽ gặp không ít khó khăn bởi nếu đi ôtô từ huyện Tủa Chùa, Điện Biên xuống xã phải qua nhiều con đường đất mới khai thông đầy bụi bặm, chưa kể "ổ voi", "ổ gà" chằng chịt.
Nếu từ cao nguyên Sìn Hồ, Lai Châu sang, ngoài đường bộ khách cũng cần thuê đò sang sông. Do đó, tốt nhất là thuê đò máy từ thị xã Mường Lay, Điện Biên xuôi dòng sông Đà chỉ vài ba giờ đã tới nơi dự hội như người địa phương, lại có dịp ngắm cảnh núi non sông nước thì đúng là nhất cử lưỡng tiện.
Ngay từ sáng sớm ngày họp phiên, những chiếc thuyền buôn như một siêu thị với đủ hàng hóa: cây kim sợi chỉ, vải vóc, áo quần cho đến tivi, ống nước, máy nổ, các loại lưới đánh bắt cá... đã chuẩn bị đón khách. Dân sống trên rẻo cao, người đi bộ, kẻ phóng xe môtô cũng đang đến đây. Tất cả tạo nên khung cảnh "trên bến dưới thuyền" ồn ào, náo nhiệt cả một khúc sông.
Hình ảnh gây ấn tượng, hào hứng từ cái nhìn đầu tiên của chúng tôi là cả khúc sông thuyền bè đậu san sát, còn trên bờ là tràn ngập sắc màu đen hoặc màu chàm trang phục của người phụ nữ Dao Làn Tẻn. Tuy không rực rỡ như trang phục người Mông hay người Thái, người Dao Đỏ, Hà Nhì... nhưng lại tôn lên vẻ đẹp mộc mạc và làn da trắng hồng của người con gái bản địa.
Trong khi đó, trên bến dân bản đang chộn rộn mang lương thực, thổ sản, rổ trứng, mớ rau... bày sẵn lên những tấm bạt cũ kỹ giữa trời như bao lâu nay vẫn thế. Nắng lên, vô số thuyền chèo, thuyền máy tì tạch của người Thái, người Dao, người Mông sống bên sông lần lượt đổ về.
Thuyền đậu ken kín cả khúc sông Đà đi dự hội xuân - Ảnh: T.T.DŨNG
Xuôi sông Đà, ngắm múa xòe
Thông thường, chợ đông thì họp tới trưa, chợ vắng họp chóng vánh vài tiếng rồi trả lại cho bến thuyền sự đìu hiu, vắng vẻ. Rời hội xuân, tiếp tục xuôi dòng sông Đà đến huyện Quỳnh Nhai, Sơn La sẽ rất dễ bắt gặp hội xòe của người Thái Đen trong tiếng trống, chiêng, mõ rộn ràng dồn dập như mời gọi, thôi thúc khách viễn du phải dừng thuyền neo đậu để dự hội.
Đây là hình thức múa xòe vui chơi tập thể do người trong bản ngẫu hứng tổ chức ngay trước nhà sàn mấy ngày xuân. Chẳng những người đã có gia đình, các cụ già, con cháu... hào hứng tham gia, mà còn thu hút khách gần xa.
Thi thoảng khách được các cô gái mời nhấp chén rượu ngô thấy ấm lòng, khiến nhiều du khách khó khăn lắm mới có thể dứt áo ra về. Sau múa xòe, dân bản còn tiếp tục thi đánh trống và tung còn để cầu mong Thần nông ban cho một năm mới mùa màng tốt tươi, ngô khoai đầy gác, thóc lúa đầy bồ.
Với người Mông, ngày xuân đám con gái thường xúng xính trong bộ váy thêu hoa văn rực rỡ rủ nhau đi chơi núi. Khi đã mệt mỏi, họ thường dừng chân ăn tấm mía, cây kem trong những quán cóc xập xệ trên đầu dốc hay ghé xem văn nghệ "cây nhà lá vườn" do xã tổ chức.
Ở những triền núi cao, xa xôi cách trở, quanh năm sương mù giăng kín, bọn trẻ hay xúm xít ném pao - một trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc. Riêng đám con trai thì tập trung chơi tu lu - hình thức giống chơi bông vụ ở miền xuôi.
Ngày tết du xuân trên sông Đà, được thưởng ngoạn cảnh quan kỳ vĩ, hoang sơ và hòa mình vào những tục lệ vui xuân đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc anh em quả là không gì thi vị bằng.
Mùa kết duyên
Theo ông Phan Ngọc Châu - nguyên bí thư Đảng ủy xã Huổi Só và là người dân tộc Dao Làn Tẻn, tuy gọi chung là dân tộc Dao nhưng có nhiều nhóm khác nhau với những phong tục tập quán riêng biệt không thể lẫn với bất cứ dân tộc nào khác mà biểu hiện rõ rệt nhất là nơi cư trú, trang phục...
Chẳng hạn, người Dao Đỏ sống ở vùng lưng chừng núi, bộ trang phục được thêu hoa văn họa tiết với năm màu, nhưng chủ đạo là sắc đỏ, ngoài ra trên đầu được chít khăn màu đỏ. Người Dao quần trắng sống ở thung lũng, thường mặc quần trắng thêu hoa văn.
Riêng dân tộc Dao Làn Tẻn vùng Lai Châu, thôn bản phần đông phân tán, có nơi chỉ năm bảy nóc nhà sống gần sông Đà nên vừa làm nương rẫy trên gò đồi vừa giăng lưới, đánh bắt cá ven bờ để cải thiện đời sống.
Sống phân tán, việc giao lưu rất khó khăn, cuộc sống tinh thần, vui chơi giải trí lại thiếu thốn nên mỗi năm một lần, đến hẹn lại lên người dân dù ở xa tận Quỳnh Nhai, Sơn La hay Lai Châu vẫn tìm về trước là để họ hàng gặp gỡ, chúc tết, sau là trai gái hát giao duyên, múa xòe làm quen, nếu bén duyên sẽ trở thành vợ chồng.
Xuôi dòng sông Gâm để đến Na Hang –tỉnh Tuyên Quang. Trên thủy lộ lần lượt ngắm nhìn cảnh sắc đôi bờ là núi non trùng điệp lúc ẩn lúc hiện trong đám mây trời như sương như khói đẹp tựa truyện cổ tích Na Hang nơi 99 ngọn núi đá vôi tạo hình giữa mây trời, sông nước ... là thắng cảnh hiếm nơi nào có.
Cánh Đồng Chum nơi tập trung những chiếc chum lớn nằm rải rác trên một cánh đồng rộng lớn, và được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2019. Vùng đất “TAM GIÁC VÀNG” – là một vùng đất khét tiếng vang dội một thời cho đến bây giờ vẫn là địa danh rất được xem là mảnh đất đầy bí ẩn. Tam giác Vàng trên thực tế có diện tích bằng một nửa so với miền Bắc Việt Nam, trải dài từ tỉnh Mong Hpayak của Myanmar, sang Chiang Rai của Thái Lan và Phongsaly của Lào.
Dọc theo con sông Đồng Văn để ngắm các cột biên giới. Đặc biệt là xe đưa khách vượt núi đến mốc 1327 cao gần 1000m trên đỉnh Thanh Long Lĩnh được xem là cột mốc có vị trí hùng vỹ nhất để ngắm không gian mênh mông của lãnh thổ 2 nước Việt Nam – Trung Quốc. Tiếp tục đến thôn bản Sông Móoc B, đi dạo bản dân tộc Dao Thanh Phán hay còn gọi là Mán Sơn đầu với bộ trang phục độc đáo lạ kỳ giữa những cánh đồng ruộng bậc thang ngút ngàn để tìm hiểu đời sống sinh hoạt, tập tục
Vùng đất “TAM GIÁC VÀNG” – là một vùng đất khét tiếng vang dội một thời cho đến bây giờ vẫn là địa danh rất được xem là mảnh đất đầy bí ẩn. Tam giác Vàng trên thực tế có diện tích bằng một nửa so với miền Bắc Việt Nam, trải dài từ tỉnh Mong Hpayak của Myanmar, sang Chiang Rai của Thái Lan và Phongsaly của Lào.
LÊN RỪNG XUỐNG BIỂN : NGÃ BA ĐÔNG DƯƠNG – KON TUM - CAO NGUYÊN MĂNG ĐEN - QUY NHƠN – BẢO TÀNG QUANG TRUNG - BIỂN KỲ CO - EO GIÓ - TUY HÒA GÀNH ĐÁ ĐĨA - HẢI ĐĂNG ĐẠI LÃNH – VŨNG RÔ – NHA TRANG
Hà Nội, Bắc Hà, Cao Nguyên Sa Pa, Chinh Phục Núi Fansipan, Lai Châu, Ngược dòng Sông Đà, Mường Lay, Điện Biên Phủ, CaoNguyên Mộc Châu, Thung lũng Mai Châu
https://thanhnien.vn/du-lich/ngao-du-non-nuoc-noi-co-thac-ban-gioc-bat-ngo-nhung-lang-nghe-lam-bang-tay-1231136.html?fbclid=IwAR0ijb3PK8JlG2LI7dE9PfMpaM_0KcCH3UikrIF6B5X2JDWEmCpCzRVM9dA
https://doanhnhansaigon.vn/di-nghi-viet/rop-troi-chim-1083806.html?fbclid=IwAR0BNO_Hjyk6_i3rGe8UR3SElfz5kcflBtNrJcV_U9hWfb_jbZIiDoffgy8
https://dulich.tuoitre.vn/tu-le-hoi-cao-boi-nghi-ve-chuyen-o-nha-201909132030579.htm
TẬP 1: Sắc mùa thu trên miền cực tây British Columbia
© 2018 thiết kế bởi Thiết Kế Web Số