Cột mốc 18(2) - Việt Nam trong khu vực mang tên Kẻng Mỏ nhìn ra sông Nậm Là ( vàng xậm) và sông Đà ( đỏ quạch) hòa quyện vào nhau tạo ra ngã ba sông tuyệt đẹp trước khi toàn bộ chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam.
Cột mốc 18 (2) nhìn ra sông Nậm Là, sông Đà. Xa xa là cầu treo đầu nguồn sông Đà nối phần đất của 2 huyện Mường Tè (lai Châu) và Mường Nhé (Điện Biên).
Nhìn từ hữu ngạn phần đất của huyện Mường Nhé - Điện Biên nhìn sang tả ngạn sông Đà huyện Mường Tè - Lai Châu, cột mốc 18 (2) đứng hiên ngang nhìn sang dãy núi thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Giữa 2 nước phân định biên giới là con sông Nậm Là ( vàng xậm).
Cầu treo đầu nguồn sông Đà nối phần đất của 2 huyện Mường Tè (Lai Châu) và Mường Nhé (Điện Biên) - Việt Nam.
Cột mốc 17(2) định vị phần đất tận cùng của Việt Nam hướng thượng nguồn sông Đà, cũng là nơi đầu tiên tiếp nhận dòng chảy Đà Giang. Đoạn này cho tới ngã ba sông Nậm Là - Sông Đả định vị bằng cột mốc 18 (2) sông Đà đóng vai trò biên giới giữa 2 nước Việt - Trung.
Thị tứ Pác Ma - Mường Tè bên dòng Đà Giang, sáng sáng, chiều chiều "Mây trời bãng lãng tầng không".
Trong cuộc hành trình trôi xuôi về huyện Mượng Tè, dòng chảy Đà Giang tăng thêm sự hung dữ khi được tiếp sức từ sông Nậm Ma bắt nguổn từ huyện Mường Nhé - Điện Biên sang.
Cầu khỉ vắt ngang sông Nậm Ma chảy từ huyện Mường Nhé - Điên Biên sang. Vào mùa mưa lủ, nước dâng cuồn cuộn, những bản làng của người Hà Nhì bên tả ngạn hòan tòan bị cô lập, việc đi lại, giao tiếp với xã đều ngưng trệ.
Ở cao độ từ 900 mét đến 1200 mét trên núi Khoan La San cao 1864 mét so với mặt nước biển, nếu may mắn lữ khách sẽ bắt gặp biển mây đẹp đến nghẹt thở.
Ở cao độ từ 900 mét đến 1200 mét trên núi Khoan La San cao 1864 mét so với mặt nước biển, nếu may mắn lữ khách sẽ bắt gặp biển mây đẹp đến nghẹt thở.
A Pa Chải - giao điểm đường biên giới 3 nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc nằm trên đỉnh núi Khoan La San ở độ cao 1864 mét so với mặt biển, được ví là điểm ngắm nhìn ánh hoàng hôn cuối cùng phía cực Tây lãnh thổ Việt Nam, lại là địa danh mà bất cứ người dân Việt nào cũng muốn đặt chân tới.
Chỉ đi thêm vài ba bước đã được tiếng "xuất ngọai".
Cứ đi, đã có ông Tổ ngành du lịch phù trợ.
Những cô con gái người dân tộc Hà Nhì - Lai Châu
Người Si La, một dân tộc còn rất ít người hiện chỉ còn khỏang 3 bản làng sống ở Mường Tè - Lai Châu và Mường Nhé - Điện Biên.
Phụ nữ dân tộc La Hủ hay còn gọi dân tộc Lá Vàng . Trước đây họ sống rải rác, không cố định trên núi cao do lối sống du canh đồng thời biệt lập với các dân tộc khác. Để có nơi trú ngụ, họ dựng lán tạm bợ, phía trên lợp lá chuối. Đến khi lá vàng lại chuyển đi nơi khác.
Trần Thế Dũng
Công ty Du lịch Thế Hệ Trẻ TP.HCM
Tham quan cửa khẩu Bờ Y. Và đến cột mốc ba nước Việt Nam – Cam Pu Chia – Lào trên độ cap 1.086 m so với mặt nước biển, từng được gọi ngã ba Đông Dương cũng là nơi được ví gà gáy ba nước đều nghe
Thành nhà Hồ một tòa thành bằng đá do Hồ Quý Ly xây dựng từ thế kỷ XIV, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới . Tiếp đến là Tràng An du khách sẽ thuyền chèo ngược dòng sông Hoàng Long tham quan quần thể gồm 12 thủy động độc đáo, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2014. Tiếp tục viếng Chùa Bái Đính, quấn thể kiến trúc lớn nhất nước Nam với nhiều tượng Phật bằng đồng, Đại Hồng Chung và 500 tượng La Hán
TP HCM- BUÔN MÊ THUỘT – THÁC D’RAY SAP- LÀNG CAFÉ TRUNG NGUYÊN - BUÔN ĐÔN – HỒ LĂK- KHU DU LỊCH KO TAM- ĐAK NÔNG- HỒ TÀ ĐÙNG
TP HỒ CHÍ MINH- ĐỒNG HỚI – ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG – BÃI BIỂN ĐÁ NHẢY – THÁNH ĐỊA LA VANG – TP HUẾ - ĐẠI NỘI- PHÁ TAM GIANG - NGƯỢC DÒNG SÔNG HƯƠNG VIẾNG LĂNG GIA LONG- ĐÈO HẢI VÂN - PHỐ CỔ HỘI AN – CAO NGUYÊN BÀ NÀ
NGHỆ AN - CHÙA HƯƠNG TÍCH (HÀ TĨNH) - LAM KINH - THÀNH NHÀ HỒ - SUỐI CÁ THẦN CẨM LƯƠNG - NHÀ THỜ ĐÁ PHÁT DIỆM - DANH THẮNG TRÀNG AN - CHÙA BÁI ĐÍNH – HANG MÚA- CỐ ĐÔ HOA LƯ – ĐỘNG HƯƠNG TÍCH (HÀ NỘI)
HÀ NỘI – BẮC HÀ – CAO NGUYÊN SAPA - CHINH PHỤC NÚI FANSIPAN - LAI CHÂU - NGƯỢC DÒNG SÔNG ĐÀ –MƯỜNG LAY – ĐIỆN BIÊN PHỦ - CAO NGUYÊN MỘC CHÂU - THUNG LŨNG MAI CHÂU
Cô Tô là tên riêng của một hòn đảo cũng là tên chung của huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) gồm trên 40 đảo lớn nhỏ thuộc hệ thống quần đảo Cô Tô - Thanh Lân.
https://thanhnien.vn/du-lich/ngao-du-non-nuoc-noi-co-thac-ban-gioc-bat-ngo-nhung-lang-nghe-lam-bang-tay-1231136.html?fbclid=IwAR0ijb3PK8JlG2LI7dE9PfMpaM_0KcCH3UikrIF6B5X2JDWEmCpCzRVM9dA
https://dulich.tuoitre.vn/khai-thac-du-lich-vung-bien-20190915095615991.htm
Hồi ức về các chuyến đi đã qua, chúng tôi trân trọng giới thiệu một số hình ảnh phong cảnh, sinh họat .. được chụp trên sông Gâm như là lời tri ân dành cho du khách đã và đang đồng hành cùng Thế Hệ Trẻ mở mang đường tour mới
© 2018 thiết kế bởi Thiết Kế Web Số